Mình học Luật, nhưng lại đam mê báo chí. Hồi năm thứ 3 đại học, đã cộng tác với một số tờ báo, kiếm chút tiền nhuận bút. Hồi ấy vì “xí hổ” nên mình ẩn danh, không dám nói với bạn bè. Chỉ khi có những cái giấy mời lĩnh tiền kèm báo biếu gửi tới giảng đường đại học thì việc đó mới bị bại lộ.
Ở ký túc xá đại học tụi tui hồi đó cũng có 02 thằng Công (hiện là Phó Tổng biên tập Báo Hà Nội mới) và Tuấn Anh cực đam mê báo chí. Ngày đêm chúng nó đọc để nắm tin tức, viết rất nhiều…rồi học ngoại ngữ, đến Tràng Tiền mua báo nước ngoài về dịch, gửi tin bài ảnh đi đăng…
Ra trường, tôi và chúng nó đều muốn tìm cho mình một công việc liên quan đến làm báo. Đã đạt được cả, nhưng chỉ có tôi là lại tiếp tục hành trình kiếm tìm công việc phù hợp do đã có gia đình.
Những tưởng “thoát báo”, ai ngờ khi tới công tác tại ngành y tế, sếp cử đi Hà Nội học quay phim, sản xuất chương trình truyền hình…
Mình học xong thì trở về bắt đầu công việc. Thời gian đầu, hình ảnh còn non nớt. Ông cán bộ già cứ lấy cuốn băng của mình ra, phát lên màn hình tivi, rồi bình luận đủ thứ trên đời… nghe mà máu cứ dồn lên mặt…:D
Điều đó chạm vào lòng tự trọng của mình. Kể từ đó, mình miệt mài học hỏi, bắt chước cách làm các chương trình của VTV, của CNN, BBC và những hãng truyền thông lớn ở nước ngoài…Nhờ vậy mà tôi đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình ở đơn vị. Luôn được phân công tác nghiệp ở các sự kiện trọng yếu của ngành…Thậm chí, đối tác của đơn vị còn chỉ đích danh trong dự án của họ phải là Lê Nam tham gia thì họ mới chịu.
Suốt những năm tháng đó, mình đã rong ruổi khắp 500 phường, xã, thôn, bản xa xôi hẻo lánh, để ghi nhận, phản ánh những vấn đề y tế nóng bỏng. Từng rất nhiều lần đầm mình ở vùng lũ lụt, dấn thân tới vùng dịch SARS, cúm AH5N1, tiêu chảy cấp; tiếp xúc với đủ loại bệnh dịch nguy hiểm; dẫm đạp cả trận địa bơm kim tiêm mà người nghiện vứt ở ven sông để ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS… Những chuyện như thế kể có khi mất cả ngày. Thật mừng vì mình vẫn sống, khỏe mạnh, bình an đến tận bây giờ.
Khi rời nhà nước để dấn thân vào con đường khởi nghiệp, mọi sự thay đổi rất nhiều… Sau hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Adcentral của mình đã cung cấp dịch vụ cho rất nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp. Những tên tuổi thật đáng nhớ như: Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Quỹ phòng chống thương vong Châu Á (AIP Foundation), Tổ chức Winrock International, Nhà máy nhiệt điện 2 Nghi Sơn…Trong đó, có những khách hàng mua dịch vụ của Adcentral tới tận 12 lần.
Nói như thế nhưng cũng không hề đơn giản. Người làm dịch vụ “mướp đắng” lắm, vì việc cung cấp dịch vụ diễn ra trước mắt khách hàng, thậm chí phải có sự phối hợp của họ. Mọi người đều thấy nên rủi ro thì…ai cũng biết.
Cách của chúng mình đơn giản chỉ là luôn nỗ lực làm tốt nhất mọi việc của mình, để chất lượng dịch vụ vượt cả mong đợi của khách hàng; đảm bảo chất lượng dịch vụ đã cam kết một cách chắc chắn và chính xác.
Khoảng chục năm trước, để có video phục vụ công việc và làm ăn, thường các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải đi thuê những đơn vị sản xuất video như chúng mình. Kinh phí thuê làm mỗi video như vậy không hề rẻ, thấp nhất cũng tầm 10 triệu, thường cũng phải 15 – 20 triệu, chất lượng khá một chút có thể từ 26 – 30 triệu, chất lượng tốt có thể từ 70 triệu trở lên…Cho nên, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng chi trả, dù rất cần video phục vụ cho việc kinh doanh của họ.
Nhằm giải quyết vấn đề này, mình cùng các cộng sự ở Adcentral đã ra mắt Khóa học làm video chuyên nghiệp 3 in 1, Học quay phim chuyên nghiệp, Edit video trên máy tính. Các khóa học này giúp chủ doanh nghiệp nhỏ, người kinh doanh online, luật sư, kỹ sư, giảng viên… biết quay phim theo chuẩn truyền hình, biết viết lời bình (giới thiệu sản phẩm, dịch vụ), biết dựng phim bằng phần mềm chuyên dụng. Mọi người đăng ký tham gia khóa học một cách dễ dàng, học online mọi lúc, mọi nơi miễn là có kết nối Internet. Nhờ đó, mọi người chủ động trong kế hoạch sản xuất nội dung video để phục vụ cho công việc và kinh doanh, không phải bỏ tiền đi thuê dịch vụ như trước đây nữa.
Tâm sự chuyện đời chuyện nghề của mình còn nhiều và thường được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân. Hãy kết nối với mình để cùng bàn luận về những vấn đề thú vị trong cuộc sống này nhé.
Cảm ơn các bạn.
0 responses on "Tâm sự chuyện đời chuyện nghề"